Hiện An Vân có sản phẩm Trà sinh thái thuận tự nhiên 100% không sử dụng hóa chất từ khâu canh tác – chế biến sản xuất – đóng gói.
Tuy nhiên An Vân gọi đó là “Trà thuận tự nhiên không hóa chất” chứ không phân biệt là trà Sạch hay không sạch. Vì người nông dân Trà nơi đây vẫn canh tác có hóa chất từ trước đến nay, đó chỉ là phương thức canh tác chứ họ không mang theo tâm niệm “Sạch” hay “Không sạch – Bẩn” trong quá trình canh tác sản xuất. An Vân trân quý những người nông dân chịu thương chịu khó ấy
Trà An Vân được canh tác theo hướng “sinh thái thuận tự nhiên” – qua sự tìm hiểu, tham khảo phương pháp sinh thái của ông Furuoka (người Nhật bản) cùng trải nghiệm về làm nông nghiệp và làm trà từ nhỏ cùng gia đình từ thời còn chưa sử dụng nhiều hóa chất cùng quá trình theo dõi lắng nghe tự nhiên, hiểu tự nhiên để đưa vào áp dụng thực tế bằng phương pháp “Sinh thái thuận tự nhiên tương tức” – Tức làm mọi điều thuận theo tự nhiên vốn có, để muôn loài trong tự nhiên cùng phát triển nương tựa, nuôi dưỡng lẫn nhau.
Khi ấy con người có vai trò lắng nghe tự nhiên để hiểu về tự nhiên và hỗ trợ các loài cùng cây trồng phát triển một cách tốt nhất theo hướng thuận tự nhiên chứ không tác động theo hướng gây hại đến bất kì loài nào vốn có trong tự nhiên. Vì mọi thứ tồn tại trong tự nhiên đều có ý nghĩa riêng của nó, có vai trò tương tức cho loài khác.
Ngoài ra: Còn phương pháp “sử dụng hàng dào bảo vệ” và “xen canh cây trồng”. Bằng việc trồng hàng dào bảo vệ là các loài cây, loài hoa có màu hoặc mùi… có vai trò xua đuổi sâu bệnh như gừng, xả, ớt.
Xen canh các loài cây trồng có vai trò xua đuổi sâu bệnh hoặc các loài cây có vai trò làm phân bón tự nhiên nuôi dưỡng đất…
Ví như: Có sâu bệnh ắt sẽ có các loại thiên địch ăn sâu hại đó. Có bệnh cây Chè sẽ tự hình thành cho mình khả năng chống lại bệnh tật bằng kháng sinh tự nhiên. Cũng như 1 đứa trẻ đang được bao bọc bảo vệ quá nhiều không cho tiếp xúc với tự nhiên thì khi mới thả ra tự nhiên em bé sẽ bỡ ngỡ, khi ấy cần dõi theo và quan sát với tình yêu thương lớn để giúp đỡ e bé trước những hiểm nguy lớn và khuyến khích bé tự khám phá trải nghiệm, hòa nhập để tự hình thành nên khả năng phòng vệ “sức đề kháng” của mình với tự nhiên. Thì với Chè cũng vậy, An vân coi Chè như người bạn, như những đứa trẻ trong những giai đoạn đầu chuyển đổi hướng canh tác. Và sẽ là đứa nhỏ có khả năng thích nghi với môi trường lớn.
Nếu sâu hại với số lượng quá lớn trong khi sự chuyển đổi và khả năng thích nghi của chè với phương pháp tự nhiên cần thêm thời gian, khi ấy có khả năng bị đe dọa đến sức khỏe của Chè khi ấy An Vân sử dụng các loại “Chế phẩm sinh học” tự chế từ các loại lá cây hay từ thảo dược “Ăn được – uống được”… Để đuổi sâu bệnh.
(Các loài sâu trong vườn chè)
Cỏ dại: Với lối canh tác của người nông dân thì cỏ là kẻ thủ của cây trồng nông nghiệp. Nhưng cỏ lại chính là người bạn đồng hành cùng cây trồng với vai trò giữ ẩm cho lòng đất, nuôi dưỡng các loài vi sinh vật trong lòng đất. Và xác cỏ khi được phân hủy tự nhiên sẽ làm nguồn phân bón tự nhiên cho Đất.
Vì vậy thay vì diệt cỏ tận gốc thì An Vân dõi theo quá trình phát triển của cỏ và cây Chè, nếu cỏ với số lượng và sự phát triển có khả năng gây hại “như ảnh hưởng đến tán chè”, khi ấy cỏ sẽ được phát (giữ lại gốc) và phủ lên mặt đất.
Có sâu bệnh ắt sẽ có các loại thiên địch ăn sâu hại đó. Có bệnh cây Chè sẽ tự hình thành cho mình khả năng chống lại bệnh tật bằng kháng sinh tự nhiên. Cũng như 1 đứa trẻ đang được bao bọc bảo vệ quá nhiều không cho tiếp xúc với tự nhiên thì khi mới thả ra tự nhiên em bé sẽ bỡ ngỡ, khi ấy cần dõi theo và quan sát với tình yêu thương lớn để giúp đỡ e bé trước những hiểm nguy lớn và khuyến khích bé tự khám phá trải nghiệm, hòa nhập để tự hình thành nên khả năng phòng vệ “sức đề kháng” của mình với tự nhiên. Thì với Chè cũng vậy, An vân coi Chè như người bạn, như những đứa trẻ trong những giai đoạn đầu chuyển đổi hướng canh tác. Và sẽ là đứa nhỏ có khả năng thích nghi với môi trường lớn.
Nếu sâu hại với số lượng quá lớn trong khi sự chuyển đổi và khả năng thích nghi của chè với phương pháp tự nhiên cần thêm thời gian, khi ấy có khả năng bị đe dọa đến sức khỏe của Chè khi ấy An Vân sử dụng các loại “Chế phẩm sinh học” tự chế từ các loại lá cây hay từ thảo dược “Ăn được – uống được”… Để đuổi sâu bệnh. .
– Bất kể những yếu tố tác động nào không phải tự nhiên không từ tự nhiên nếu đưa vào tự nhiên sẽ là không thuận tự nhiên, sẽ gây tác dụng phụ đến Đất và vi sinh vật dưới lòng đất cũng như giảm sức đề kháng tự nhiên của cây trồng.
Vì vậy, những sản phẩm do tác động của con người không theo hướng tự nhiên, không từ tự nhiên có thể hoàn thiện trong hình hài nhưng không mang giá trị dinh dưỡng cao.
Hiện tại sản phẩm của An Vân chưa có chứng chỉ công nhận về sản phẩm hữu cơ vì theo kế hoạch phát triển và khả năng phù hợp trong từng giai đoạn.
Nhưng sản phẩm hiện tại sản phẩm đều được canh tác – sản xuất nghiêm ngặt từ khâu “Chọn vùng nguyên liệu – canh tác – chế biến – đóng gói” đảm bảo VSATTP và đảm bảo đúng tiêu chuẩn “Thuận tự nhiên – không hóa chất” – Không sử dụng hóa chất bất kì khâu nào. Cùng với tâm huyết trọn vẹn cho từng sản phẩm, An Vân tin rằng đó là Chứng chỉ cao nhất – cần nhất mà An Vân có được từ khách hàng khi trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
Hiện tại An Vân có trà truyền thống Thái nguyên An Vân canh tác và sản xuất trực tiếp bao gồm 3 dòng:
Dòng 1: Trà Đoàn viên
Trà được thu hái 1 tôm 2 lá từ khu vườn sinh thái An Vân, có hương vị thuần khiết từ tự nhiên, đậm đà của truyền thống mang đến những phút giây quây quần ấm áp bên Gia đình.
Dòng 2: Trà Sẻ chia
Trà được thu hái 1 tôm 2 lá từ khu vườn sinh thái An Vân, có hương vị thuần khiết của tự nhiên, đậm đà mà nhẹ nhàng tinh tế mang đến những giây phút sẻ chia hạnh phúc…
Dòng 3: Trà tri ân
Trà được thu hái 1 tôm 2 lá từ khu vườn sinh thái An Vân, có hương vị thuần khiết của tự nhiên, đậm đà mà nhẹ nhàng tinh tế mang đến những giây phút sẻ chia hạnh phúc…
Các dòng Trà khác nhau ở vùng nguyên liệu, chất đất, cách thức thu hái, độ tuổi, thời gian, thời tiết thu hái… Và bí quyết trong chế biến.
Bạn đừng tin thông tin “Sạch”, “Organis” “Bio”… ghi trên bao bì của các loại trà đống gói. Và bạn cũng đừng quá tin vào lời trao gửi của người tặng trà là “của nhà làm ra”. Trà xanh, trắng, nâu, tím…phổ nhĩ….hiện nay trôi nổi trên thị trường cực kỳ nguy hiểm. Muốn uống trà sạch thực sự, bạn hãy làm thử nghiệm một cách rất phổ thông nhưng cũng khá diệu dụng sau đây.
Mở một gói trà, trước tiên bạn hãy pha một ấm như thường lệ, cũng tráng ấm, rửa trà, om trà như mọi khi bạn từng pha. Nhưng đừng uống vội, bạn hãy chắt hết nước. Chỉ để lại một ít nước xấp xấp xác trà, rồi để cả ấm vậy ở nơi có độ ẩm cao Ví dụ gần bồn rửa chén bát chẳng hạn.
Sau ít nhất 3 ngày, nếu bả trà không lên váng mốc thì bạn đừng nên uống loại trà này. Nếu để thêm một tuần đến 10 ngày mà vẫn không lên váng mốc thì bạn đừng tiếc và cũng đừng nên mời ai uống. Bỏ đi….
Còn để lâu hơn mà vẫn không lên váng mốc, ngược lại nó lại sền sệt, nước khó bay hơi… thì bạn đừng vất trà này đi mà uổng. Vì loại trà này khá đắc dụng, khi bạn bỏ nó vào giày để chống hôi chân và diệt nấm chân….
2/ Kiểm tra trực tiếp với đơn vị khoa học thứ 3. Nếu phát hiện hóa chất An Vân cam kết hoàn trả toàn bộ chi phí làm kiểm nghiệm đó cùng 10 lần giá trị của sản phẩm Anh/Chị đã mua.
An Vân chọn túi giấy kraff và các mẫu mã đóng gói đều có màu nâu (màu giấy) là màu thân thiện môi trường. Sản phẩm túi giấy cũng là sản phẩm thân thiện môi trường, giúp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
Hơn nữa, trà khi được hút chân không sẽ làm mất đi hương vị của Trà. Vì vậy An Vân không sử dụng biện pháp hút chân không mà thay vào đó là túi tráng bạc đảm bảo lưu giữ hương vị trà và bảo quản trà được tốt nhất.
Hiện tại có rất nhiều dòng Chè nhau nhưng chia làm 2 dòng lớn: 1/ Dòng Chè “Trà” bản địa: Giống trà được trồng bằng hạt từ xa xưa, độ tuổi hiện tại của những khu vườn trà này từ 30-45 tuổi và có tuổi thọ rất cao. Có sức đề kháng tự nhiên cao, do đặc điểm được trồng bằng hạt. 2/ Dòng chè Cành “Chè lai – tức chè được nhân giống lai tạo và trồng bằng cành”. DÒng chè này bắt đầu xuất hiện từ hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay có đến gần 20 loại Chè khác nhau trong dòng chè này với hương vị khác nhau. Nhưng đặc điểm chung là tuổi thọ và sức đề kháng của dòng chè Cành thấp hơn của chè bản địa vì được trồng bằng cành có bộ rễ chùm.
Muốn giữ trà được lâu thì trà phải khô, nếu trà ẩm thì lâu ngày sắc , hương , vị sẽ bị biến mất và chất lượng trà suy giảm , nên thử trà mà dùng 2 ngón tay vê 1 chút lá trà thấy vụn ra thành bột thì là trà khô và bảo quản được tốt nhất.
An Vân có sản phẩm Trà sinh thái thuận tự nhiên 100% không sử dụng hóa chất từ canh tác – chế biến sản xuất – đóng gói ạ.
Chúng e gọi đó là “Trà thuận tự nhiên” chứ cũng phân biệt là Trà sạch hay không? Vì bình thường người nền nông nghiệp cùng người nông dân vẫn canh tác có hóa chất từ trước đến nay, chúng e tôn trọng cách làm của họ – trân quý sự chịu thương chịu khó của họ “những người nông dân chân chất”.
Hiện tại, với mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng cả về “Giá trị với sức khỏe – về hương vị – về thẩm mỹ…” cũng như quá trình nghiên cứu, trải nghiệm trực tiếp tạo ra những sản phẩm ưng ý nhất thì An Vân làm trên quy mô nhỏ.
Khi chuẩn rồi sẽ nhân bản bằng hệ thống và Quy trình khắt khe… giúp mở rộng vùng nguyên liệu, cung cấp được nhiều sản phẩm đến người dùng và giúp người nông dân cùng môi trường ở Quê cùng tốt đẹp lên.
Người chế biến – sản xuất là một nghệ nhân sản xuất chè tại chính vùng Quê với kinh nghiêm hơn 30 năm làm chè trực tiếp và được truyền lại từ các cụ xưa về những kinh nghiệm – phương pháp truyền thống.
Với An Vân làm nông nghiệp bền vững là con đường trọn vẹn nhất, không gây hại đến con người, muôn loài cùng môi sinh.
Từ ấy, luôn an vui trên mỗi bước chân đi, an vui với mỗi điều giản dị nhỏ nhắn mỗi ngày trong từng búp trà nhỏ kể cả khi ngắm nhìn chiếc lá đung đưa, hít hà không khí trong lành cùng thiên nhiên trong lành nơi vườn trà cũng đủ là Hạnh phúc đích thực nhất cho cuộc sống này.
Pha trà thì có lẽ ai cũng biết, nhưng để pha được ấm trà trọn vẹn nhất thì có lẽ không nhiều người đã từng trải qua:
Vì thưởng trà cũng là một nghệ thuật, người pha trà là nghệ nhân.
Để sao khi ta thưởng, không chỉ thưởng thức hương vị mà còn thưởng thức cả tâm thái của người pha cùng người uống.
Bước 1: Tráng ấm bằng nước đun sôi để nguội 90-95 độ.
Bước 2: Lấy lượng trà vừa đủ với tâm thái nâng niu từng búp trà, ngắm nhìn chúng bằng sự tĩnh lặng an yên. Rồi cho vào ấm đã được tráng.
Bước 3: Từ từ rót nước đã được đun sôi để nguội 85-90 độ (tránh cho nước mới đun sôi vào thẳng trực tiếp, trà sẽ bị bỏng). Để từ 1-2 phút rót trà ra ấm thưởng thức (Rót hết trà trong ấm ra khi nào thưởng thức ấm thứ 2 thì rót nước vào, tránh để ngâm trà trong nước lâu trà bị mất đi hương vị và màu trà).
Bước 4: Thưởng trà: Dùng 2 tay nâng ly trà, đưa trà thoáng qua để cảm nhận mùi hương trong chánh niệm (uống trà biết mình đang uống trà, không bị tạp niệm chi phối) rồi thưởng thức đến vị của Trà từ đầu môi đến vị ngọt hậu của Trà.
Người xưa đã có câu: “Nhất thủy – nhì trà – tam pha – tứ ấm – ngũ quần anh”. “Nhất thủy – nhì trà – tam pha – tứ ấm – ngũ quần anh” thể hiện vai trò của nước pha trà rất quan trọng.
Với kinh nghiệm của An Vân nước để pha trà tốt nhất là:
1/ Nước giếng đá ong.
2/ Nước rừng đầu nguồn (tốt nhất là trên chính vùng đất trồng Chè đó, vì thổ nhưỡng khí hậu nguồn nước tại chính nơi đó đã hòa một mà tạo nên Trà)