Hồng trà là gì?
Hồng trà, đơn thuần chỉ là cách gọi của người Trung Quốc, vì màu sắc của trà có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ sau khi hãm và pha trà.
Ngoài ra, hồng trà cũng được gọi là trà đen (black tea) xuất phát từ tên gọi của người phương Tây khi dựa vào màu sắc của lá trà sau khi được sấy khô.
Hồng trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát và hầu như phù hợp với khẩu vị đa số của người Việt.
Nguồn gốc hồng trà
Hồng trà có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, xuất hiện vào năm 1980 và đã trở thành một trong những loại trà quan trọng lúc bấy giờ.
Trong một số công thức đồ uống hiện nay, hồng trà cũng thường xuyên xuất hiện rất nhiều, như trà sữa, sữa lắc (milkshaker), các món đồ uống đá xay (ice blend) và kể cả tráng miệng tại một số nhà hàng Âu.
Cách phân biệt hồng trà
- Lên men: người phương Tây dựa vào yếu tố này để chia thành 3 loại: trà xanh (trà không lên men), trà ô long (trà bán lên men) và hồng trà (trà lên men toàn phần).
- Màu sắc và mùi vị: người Trung Hoa dựa vào 2 yếu tố này để chia thành 6 loại: bạch trà, lục trà, ô long trà, hòng trà, hắc trà và hồng trà.
Các loại hồng trà
Hồng trà gồm có rất nhiều loại, từ chất lượng cao cấp đến chất lượng bình dân, và được sản xuất chủ yếu ở một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya.
Nếu theo phương Tây, thì hồng trà được phân loại theo phương thức sản xuất, nên gồm có 2 dòng trà chính: hồng trà truyền thống (Orthdox) và hồng trà công nghệ (CTC).
Hai dòng trà này tiếp tục phân thành nhiều loại nhỏ hồng trà như: hồng trà Pekoe (P), hồng trà Orange Pekoe (OP), hồng trà Fanning Pekoe (FB), hồng trà Broken Pekoe (BP), hồng trà Broken Fanning (BF),….
Bạn có thể thấy một số loại hồng trà nổi tiếng khác như ở:
- Trung Quốc có loại Điện Hồng Trà, Đại Hồng Bảo, Kỳ Môn Hồng Trà và Chánh Sơn Tiểu Chủng.
- Ấn Độ có loại hồng trà Bodhisattva và Đại Cát Lĩnh Hồng Trà.
- Sri Lanka có loại hồng trà Ô-Ba.
Nếu theo phương Đông, thì hồng trà được phân loại theophương pháp sản xuất gia công, nên gồm có 4 nhóm:
- Tiểu Chủng Hồng Trà: là gốc của các loại hồng trà, gồm 2 loại – Chính Sơn Tiểu Chủng (được sản xuất ở Vũ Di) và Ngoại Sơn Tiểu Chủng (loại trà được biến tấu từ Chính Sơn Tiểu Chủng và được sản xuất tại khu vực như Cổ Điền, Phúc Kiến, Sa Huyền,…).
- Công Phu Hồng Trà: được sản xuất từ búp trà non, nên có hình dáng nguyên vẹn của búp trà, chúng được cuộn tròn chặt và có màu đen bóng. Nước trà sau khi hãm có màu đỏ sáng, vị dịu và mùi nồng.
- Hồng Toái Trà (hay gọi là trà phiến, trà vụn và mạt trà): được nghiền nát nên có hình dạng mảnh vụn, thường được gia công trong túi lọc.
- Tốc Dung Hồng Trà: được nghiền nát trà thành bột mịn bởi công nghệ hiện đại, rồi được phun sương để vò thành từng viên trà nhỏ trước khi đem đóng gói.
Sản xuất hồng trà như thế nào?
Giống như các loại trà khác, quy trình sản xuất hồng trà gồm có 5 bước như sau:
Thu hoạch lá trà
Người ta thu hoạch 100% lá non và búp non của cây trà xanh.
Giai đoạn làm héo, vò và lên men sẽ góp phần tạo nên hương vị, màu sắc đặc trưng cho hồng trà.
Làm héo lá trà
Giai đoạn này sẽ giúp lá trà giảm đi một lượng nước nhất định bên trong, khiến cho trà trở nên khô và dẻo hơn trước khi trải qua quá trình vò, để hạn chế tình trạng bị dập nát. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học diễn ra.
Vò lá trà
Mục tiêu của giai đoạn này là để tách ra tầng lớp biểu bì và giải phóng các hợp chất bên trong lá trà, giúp cho quá trình oxy hóa diễn ra thuận lợi và lên men được tốt hơn.
Đồng thời, nhờ có quy trình vò này sẽ còn giúp cho hợp chất bên trong lá trà nhanh chóng hòa tan vào nước và góp phần tạo ra màu sắc cho hồng trà.
Lên men lá trà
Sau khi được vò, lá trà sẽ được lên men. Lúc này, nhờ có quá trình oxy hóa diễn ra sẽ làm cho các thành phần hóa học bên trong lá trà bị biến đổi, tạo ra hình dạng đặc trưng, màu sắc và mùi vị của lá trà.
Thiết bị lên men lá trà, cần được duy trì nhiệt độ 24 – 26 độ C và độ ẩm không khí là 95 – 98%, để đảm bảo chất lượng hồng trà.
2. Sáu công dụng của hồng trà và lưu ý sử dụng
Công dụng của hồng trà
Hồng trà không chỉ là loại thức uống thơm ngon mà còn có công dụng tốt cho sức khỏe, như:
- Có lợi cho tiêu hóa, gây cảm giác thèm ăn.
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chất tannin có trong hồng trà.
- Ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch do lượng chất Flavonoid (tác dụng kháng axit, tiêu diệt các gốc tự do) có nhiều trong hồng trà.
- Kích thích đại não, tăng sự tập trung/ trí nhớ, tạo sự hưng phấn và chống lại buồn ngủ do hàm lượng caffeine cao.
- Ức chế, tiêu viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh do hợp chất tổng hợp polyphenol có trong hồng trà.
- Ngăn ngừa bệnh loãng xương ở nữ giới, giúp xương chắc khỏe.
- Làm chậm quá trình lão hóa, đẹp da do hồng trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- Tiêu lượng mỡ thừa giúp giảm cân nhờ trong lá chè có chất axit.
Lưu ý khi sử dụng hồng trà
Để hồng trà mang lại hiệu quả cho sức khỏe, bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Nên uống hồng trà sau khi ăn khoảng 1 tiếng, vì tránh làm cho một số hợp chất trong trà gây ra phản ứng hóa học, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Tránh uống trà khi đói, vì trong trà có chứa nhiều acid tannic dễ làm tổn thương đến hệ tiêu hóa, đồng thời chất caffeine có bên trong trà sẽ gây buồn nôn và chóng mặt.
- Tránh uống hồng trà 3 tiếng trước khi đi ngủ, vì chất caffeine sẽ gây khó ngủ.
- Không nên uống trà quá đặc, dễ làm hại cho dạ dày.
- Không sử dụng hồng trà cho các đối tượng đang bị sỏi thận, đau dạ dày, ợ nóng, u bướu, trong thời kì kinh nguyệt và những ai đang dùng thuốc, nhất là phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
Nguồn: dienmayxanh.com