sUỐI Cửa Tử
Thái Nguyên là địa phương chưa phát triển du lịch quá mạnh mẽ. Thế nhưng, nơi đây vẫn có những điểm tham quan cực kỳ chất lượng, hoang sơ và hùng vĩ. Một trong số đó phải kể đến suối Cửa Tử.
Lần đầu nghe đến suối Cửa Tử hẳn bạn cũng rất tò mò về cái tên này phải không nào? Theo người dân địa phương, có nhiều cách để giải thích về tên gọi này. Trong đó, có một phiên bản nói rằng ngày xưa trong kháng chiến, bộ đội địa phương thường dùng kế sách đánh lừa, nhử quân địch vào khu vực rừng núi này. Nơi đây cây cối um tùm, khung cảnh khiến kẻ thù xao nhãng, quân ta đánh du kích thừa dịp tấn công, tiêu diệt chúng. Từ đó mà lập nên bao chiến công gắn liền với nơi Cửa Tử.
Bên cạnh đó, còn có một phiên bản thứ hai là câu chuyện tình cảm động gắn liền với suối Cửa Tử Thái Nguyên. Chuyện kể rằng, trong bản có một cặp vợ chồng trẻ, chồng tên Núi, vợ tên Ngàn. Lúc ấy, quân giặc phương Bắc lăm le đánh chiếm nước ta nên người chồng đã ra chiến trường phò vua cứu nước. Người vợ ở nhà sống cùng bố mẹ chồng làm nương rẫy, chăn tằm, dệt vải và chờ chồng về.
Thế nhưng phòng tuyến biên giới bị tiêu diệt, giặc tràn vào nước ra, chúng cướp bóc, đốt phá, tàn sát dân lành. Người dân trong vùng lúc này phải kéo vào núi trốn chạy. Nhưng người dân vừa tới được cửa rừng thì quân giặc đuổi kịp. Lúc này, người dân ra sức chống trả, chiến đấu để chặn giặc lại, giúp người già, trẻ em có thời gian chạy trốn vào núi. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, rất nhiều người đã hi sinh. Ngàn và bố mẹ chồng cũng đã hi sinh trong trận chiến này. Từ đó, dòng suối được đặt tên là Cửa Tử.
Với những bạn trekking 2 ngày suối Cửa Tử thì chắc chắn phải ở lại cắm trại giữa rừng núi rồi. Thế nhưng, với những nhóm bạn không muốn trekking, chỉ đơn giản muốn tìm nơi cắm trại để hòa mình vào thiên nhiên thì có thể tham khảo ở thác Cửa Tử 1.
Đường lên thác 1 khá dễ đi, bạn có thể dễ dàng mang theo đồ dùng, lều trại, đồ ăn, nước uống. Cắm trại ở đây, bạn sẽ được lắng nghe những âm thanh du dương của núi rừng, cùng bạn bè tổ chức nướng thịt, picnic ăn uống bên bờ suối.
Bạn có thể đi trekking tự túc, thuê người dân địa phương dẫn đường. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn mua tour để có hướng dẫn viên đi cùng, hỗ trợ tất cả các vấn đề khác. Tổng chi phí cho tour trekking 1 người tại suối Cửa Tử là khoảng 2.000.000 đến 2.500.000 VNĐ, cũng rất hợp lý phải không nào?
Suối và thác ở đây nước rất lạnh. Vì vậy nếu muốn tắm hoặc nhảy thác thì bạn chắc chắn phải trang bị áo phao, khởi động trước khi xuống để tránh bị chuột rút nguy hiểm.
Với những bạn từ Hà Nội lên Thái Nguyên thì có thể lên trên này thuê lều, mua đồ ăn để mang theo lên suối. Người dân địa phương rất quen thuộc với việc khách du lịch đến đây tham quan nên sẽ hỗ trợ các bạn hết mình.
Đường đi đến suối Cửa Tử khá dễ, không quá dốc. Vì thế, bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của anvantra thì mùa hè vẫn là thời điểm lý tưởng nhất. Lúc này thời tiết khô ráo, nắng nóng nên lên tới nơi, được đắm mình trong làn nước mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?
Ở đến ngày thứ 2, bạn có thể tiếp tục hành trình chinh phục các ngọn thác tiếp theo. Lên cao thì nhiệt độ sẽ hạ xuống, cây cối cũng ngày càng rậm rạp, um tùm hơn. Theo kinh nghiệm của các bạn đã trekking suối Cửa Tử thì thác Thiên Đường là dòng thác đẹp nhất. Thác nước có độ cao 15m, dưới chân thác là hồ nước sâu và rộng, được mệnh danh là “tuyệt tình cốc”.